Bản khoán ước làng Phú Kinh được nhân dân làng Phú Kinh, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị lưu giữ tại miếu khai canh của làng.
Bản Khoán ước là một tấm gỗ lim hình chữ nhật có kích thước: dài 2m30; rộng 0,36m; dày 8cm. Mặt trước khắc gần 5.000 chữ Hán, viết theo lối chữ chân. Mặt sau để trơn. Nội dung bản khoán ước bao gồm những quy định về các mặt chủ yếu trong đời sống xã hội như: Giải quyết vấn đề phân chia ruộng đất, giáo dục, khuyến học, gìn giữ phong thủy, tang ma, cưới xin...
Những nội dung chính thể hiện trong bản khoán ước đặt ra nhiều quy định, lệ tục khá rõ ràng. Bàn về chế độ phân cấp ruộng đất, bản khoán ước đưa ra nhiều loại ruộng như phép "tỉnh điền", "đại điền", "hạn điền", "quân điền" và "vĩnh nghiệp", cách phân loại ruộng, cách thức thu tô như: Lệ "vĩnh nghiệp điền thổ" thì trên dưới đều bình đẳng, mỗi người đều có một phần; nếu như cha mất thì con kế thừa, anh chết thì em thay thế; nếu như người thay thế đó là con gái thì đợi cho đến lúc lấy chồng rồi mới lấy phần ruộng đó mà chiếu cấp... Những ruộng đất liên quan đến đất quan không được bán đứt. Lệ chia phần thịt tế, lệ sát sinh như chia thịt cho viên chức phải hợp lễ, đúng quy cách và phép tắc. Ðối với khẩu phần ruộng và thịt, trước giành cho người già sau mới đến tất cả đinh tráng. Việc trẻ nhỏ đi học, từ 15 tuổi trở lên, cứ 3 năm một kỳ, những người đồng khóa, đồng niên xem xét sở học của từng người để phân cao thấp; đối với người thông thạo chút ít về kinh nghĩa biết làm văn thể tứ lục đều được xét riêng các công việc nhằm nuôi dưỡng học trò để chấn chỉnh văn phong. Ngăn cấm việc trộm cắp, loạn luân, hoang dâm; việc dựng vợ gả chồng phải do cha mẹ sắp đặt, không được kết hôn cùng họ; việc xử phạt những người mắc tội gắn với tịch thu "vĩnh nghiệp", khẩu phần "hạn điền" và có thể bị trục xuất ra khỏi làng. Nghiêm cấm phá hoại cảnh quan, môi trường, đình, chùa, đền miếu, kể cả đất mộ tổ để bảo tồn vượng khí, long mạch. Mọi người nên cần cù để giữ nghề nghiệp của mình; người làm nông nên hết sức chăm lo ruộng đồng, gieo trồng đúng vụ; người thợ chế vật dụng cần làm cho các vật được tinh xảo; người buôn bán phải biết tính toán cân đong. Sang hèn tùy cơ, thủ chí chớ thay đổi, mỗi người nên chăm lo cho nghề nghiệp của mình... Người trong làng nên hòa mục giúp đỡ lẫn nhau, kính già thương trẻ, giúp đỡ nhau khi bệnh tật, khi gặp hoạn nạn phải cứu giúp nhau, thương yêu những người cô quả, chớ khinh bần ức hiếp người yếu....
Bộ Văn hóa ra Quyết định đưa vào danh mục Văn hóa phi vật thể Quốc gia: LỄ HỘI ARIÊU PIING CỦA NGƯỜI TÀ ÔI (PA CÔ) huyện Đakrông, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
ĐOÀN ĐẠI BIỂU CẤP CAO TỈNH SÊ KÔNG, NƯỚC CHDCND LÀO THĂM DI TÍCH ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC
HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN CÔNG TÁC VIẾNG THĂM DI TÍCH LỊCH SỬ TỈNH QUẢNG TRỊ
ĐOÀN ĐẠI BIỂU CẤP CAO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CHDCND LÀO THĂM DI TÍCH ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC
ĐOÀN LÃNH ĐẠO TỈNH QUẢNG TRỊ DÂNG HƯƠNG, TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI DI TÍCH QUỐC GIA THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
HỌP BÀN PHƯƠNG ÁN TRÙNG TU TÔN TẠO DI TÍCH QUỐC GIA ĐÌNH LÀNG HÀ THƯỢNG
THÔNG BÁO DANH SÁCH THÍ SINH ĐẢM BẢO ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
THÔNG BÁO VỀ NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ PHỎNG VẤN TẠI KỲ TUYỂN DỤNG VC NĂM 2022
TRIỂN LÃM BẢN ĐỒ VÀ TRƯNG BÀY TƯ LIỆU CHỦ ĐỀ "TRƯỜNG SA, HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM - NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ"
HOẠT ĐỘNG “NHUỘM XANH CẦU HIỀN LƯƠNG” LẦN THỨ 2