Quảng Trị thời tiền sử
Bò thần Nandin Quảng Điền

 

Bò thần Nandin Quảng Điền (Ảnh Yến Thọ)

Bò Nandin được một nhóm người địa phương phát hiện trong khi đào đất tại địa điểm Cồn dưới - nguyên là một di tích tháp Chăm đã đổ nát tại làng Quảng Ðiền, xã Triệu Ðại, huyện Triệu Phong vào tháng 11-1997; sau đó được chuyển cho Bảo tàng tỉnh Quảng Trị lưu giữ tháng 12-1997.

Bò thần Nandin Quảng Điền mang số kiểm kê 1459/Đ120. Bò Nandin được chạm liền với bệ dưới dạng tượng tròn, bằng đá sa thạch. Kích thước của bệ là 47cmx29cmx7,5cm, không trang trí. Toàn thân bò dài 52cm, cao 34cm, ngang thân 22cm. Bò nằm trong tư thế phủ phục, đầu hơi cúi xuống, mắt nhắm nghiền, trán khắc nổi hoa văn hình thoi. Hai chân trước gấp về phía sau, hai chân sau co về phía trước. Bụng thon, mông tròn, u nổi cao. Dưới cổ là một chiếc bờm chảy sệ từ cằm xuống tận mặt bệ. Cổ phệ, trên cổ được tạo thành ba đường ngấn rất rõ. Bộ phận sinh dục nằm phía sau được tạo rất to và rõ nét. Chiếc đuôi dài nổi trên mông, luồn qua khuỷu đùi, vắt chéo trên chân rất mềm mại.

Dựa trên đường nét chạm và hình dáng của bò thần, các nhà nghiên cứu cho rằng bò Nandin Quảng Ðiền thuộc phong cách nghệ thuật Trà Kiệu - cùng giai đoạn với Uma Dương Lệ (cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X).

XEM THÊM VỀ QUẢNG TRỊ THỜI TIỀN SỬ
TỪ NHỮNG LOẠI HÓA TỆ CỔ SƠ TẠI BẢO TÀNG QUẢNG TRỊ TÌM VỀ QUAN HỆ GIAO THƯƠNG CỦA NGƯỜI XƯA Cụm vò bán sứ thời Đường làng Dương Lệ Bò thần Nadin Kim Đâu Tượng đồng Nguyễn Ư Dĩ Bản khoán ước làng Phú Kinh Trống đồng An Khê Trống đồng Trà Lộc