Bức phù điêu lá nhĩ Trà Liên 1 được nhân dân làng Trà Liên (xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong) phát hiện năm 1980. Đến năm 1996, chuyển giao cho Bảo tàng Quảng Trị bảo quản và phát huy tác dụng.
Bức phù điêu mang số kiểm kê 1303/Đ109, có hình bán nguyệt bằng đá sa phiến thạch, cao 1,21m, dày 0,2m, đường kính đáy 1,54m. Bức phù điêu được Phòng Văn hóa - Thông tin Triệu Hải đưa về cất giữ từ di tích tháp Chăm Trà Liên năm 1980; đến năm 1996 thì chuyển cho Bảo tàng Quảng Trị.
Tấm phù điêu bị vỡ một góc bên trái. Phù điêu của tấm lá nhĩ chạm hình thần mặt trời Surya và hai trợ thủ, cả ba cùng trên một chiếc bệ cao có nhiều đường gờ giật cấp (như chiếc thuyền). Thần Surya đứng ở giữa, đầu đội một Kirita-mukuta hai tầng gần giống như mũ của thần Visnu ở Ða Nghi; tầng dưới của chiếc mũ tạo hình những cánh sen, phần trên trông như một búi tó với nhiều bậc. Toàn thân mang một cái áo dài kẻ sọc dày, bó sát người, phủ tận cổ tay, chân. Lưng đeo một dải đai (dải Bà La Môn), thắt một vòng đơn giản trước bụng; hai dãi đai thỏng xuống phía trước, dài tận chân. Khuôn mặt nghiêm nghị, lông mày rậm, sống mũi cao, miệng rộng.
Hai tai đeo đồ trang sức to nặng, trễ xuống quá cổ. Hai tay cầm hai búp sen giơ lên ngang vai. Hai trợ thủ ngồi hai bên, phía dưới chân của thần, mỗi vị cầm một cái trượng (trông như đang chèo thuyền), trong tư thế đang cố sức để chống đẩy cỗ xe đi lên phía trước; khuôn mặt tươi tắn, miệng rộng, môi dày. Bên dưới chiếc bệ có hình bảy đầu ngựa tượng trưng cho bảy ngày; ứng với mỗi đầu ngựa là một đôi chân trước, tạo ra 14 chân cả thảy. Mảng phù điêu còn rất nguyên vẹn, bố cục hài hòa, kỹ thuật chạm khoét sâu vào thớt đá với trình độ cao làm cho các hình tượng nổi lên rất rõ nét mà thoạt nhìn có vẻ như là tượng bán phù điêu. Ðáng chú ý là bên góc phải có một đường rãnh chạy từ trên xuống theo đường vòng cung bọc lấy phía ngoài một cách khá tự do trong khi lẽ ra nó phải uốn theo đường vòng cung. Sự sai sót này làm cho ta có cảm giác những người thợ Chăm trong khi tạo tác đã luôn theo cảm hứng sáng tạo của mình chứ hoàn toàn không theo một đồ án đã có sẵn từ trước.
Căn cứ vào các đường nét, các chi tiết và kỹ thuật thể hiện trên bức phù điêu, các nhà nghiên cứu cho rằng phù điêu lá nhĩ Trà Liên 1 cùng phong cách nghệ thuật với phù điêu lá nhĩ Trà Liên 2: phong cách nghệ thuật Ðồng Dương (nửa cuối thế kỷ IX).
TRIỂN LÃM BẢN ĐỒ VÀ TRƯNG BÀY TƯ LIỆU CHỦ ĐỀ "TRƯỜNG SA, HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM - NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ"
HOẠT ĐỘNG “NHUỘM XANH CẦU HIỀN LƯƠNG” LẦN THỨ 2
ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG VIẾNG THĂM DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA KHẢO SÁT CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÀ BẢO VẬT QUỐC GIA
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT “THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ” MỞ CỬA PHỤC VỤ DU KHÁCH THAM QUAN, TRẢI NGHIỆM VÀO BAN ĐÊM
HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2023
HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN "MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023"
KIỂM KÊ, KHẢO SÁT DI SẢN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2022
Hoạt động sưu tầm hiện vật năm 2022
CÔNG ĐOÀN TRUNG TÂM QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ BẢO TÀNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THÀNH VIÊN, LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 2023- 2028.
KHAI MẠC TRƯNG BÀY VÀ TRÌNH DIỄN “LỄ MỪNG CƠM MỚI” CỦA ĐỒNG BÀO BRU – VÂN KIỀU Ở QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ