Cụm vò bán sứ thời Đường gồm 7 chiếc được phát hiện tại làng Dương Lệ, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tháng 7 năm 1993 đưa về Bảo tàng Quảng Trị lưu giữ và phát huy tác dụng.
Cụm vò bán sứ thời Đường mang số ký hiệu kiểm kê 733/S72. Chiếc lớn nhất là một vò bán sứ còn nguyên, có hình dạng thân phình, cổ ngắn, đáy bằng, phía trên thân có sáu núm. Kích thước vò cao 57cm, đường kính miệng 21cm, đường kính đáy 23cm. Xương gốm màu xám trắng. Kỹ thuật bàn xoay. Phần thân trên của vò phủ một lớp men trấu rạn màu xanh tím, nhưng do bị chôn lâu ngày dưới đất nên toàn thân đã tróc men gần hết.
Hai chiếc vò bán sứ cổ ngắn, mép miệng thẳng hơi bẻ loe ra, đã bị vỡ một phần miệng và thân, có quai, trên vai có 4 núm quai; cao 12cm, đường kính miệng 11cm, đường kính đáy 9cm. Xương gốm có màu xám trắng, phần thân phủ một lớp men trấu rạn màu ngà quá hai phần ba.
Hai vò bán sứ giống nhau, còn nguyên, có bốn quai nhỏ đắp trên vai, cổ ngắn, vai hơi nở, đáy bằng. Phần thân trên vò phủ một lớp men trấu rạn màu trắng vàng. Xương gốm màu xám trắng. Kỹ thuật bàn xoay. Vò thứ nhất cao 17cm, đường kính miệng 14cm, đường kính đáy 15,6cm; vò thứ hai cao 17cm, đường kính miệng 10,5cm, đường kính đáy 23cm.
Hai vò bán sứ còn nguyên, có bốn quai nhỏ đắp trên vai, thân phình, miệng rộng, cổ ngắn, mép miệng hơi bẻ cong ra ngoài, đáy bằng. Kỹ thuật bàn xoay. Phần trên thân phủ men trấu rạn màu trắng vàng. Kích thước của vò cao 14cm, đường kính miệng 8cm, đường kính đáy 10cm.
Những chiếc vò bán sứ men trấu rạn trong cụm vò này đã được nhóm nghiên cứu của Trung tâm Văn hóa Việt Nam giám định là loại đồ bán sứ được sản xuất tại Quảng Ðông (Trung Quốc), dưới thời Ðường (thế kỷ VII - VIII) 1. Chiếc vò to nhất được coi là một trong số rất ít vò Ðường có kích thước lớn hiện tìm thấy ở Việt Nam 2.
HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024
THÔNG BÁO XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC SỰ NGHIỆP NĂM 2023
TẬP HUẤN KIỂM KÊ, SƯU TẦM, TƯ LIỆU HOÁ DI SẢN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG
Bộ Văn hóa ra Quyết định đưa vào danh mục Văn hóa phi vật thể Quốc gia: LỄ HỘI ARIÊU PIING CỦA NGƯỜI TÀ ÔI (PA CÔ) huyện Đakrông, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
ĐOÀN ĐẠI BIỂU CẤP CAO TỈNH SÊ KÔNG, NƯỚC CHDCND LÀO THĂM DI TÍCH ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC
HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN CÔNG TÁC VIẾNG THĂM DI TÍCH LỊCH SỬ TỈNH QUẢNG TRỊ
ĐOÀN ĐẠI BIỂU CẤP CAO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CHDCND LÀO THĂM DI TÍCH ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC
ĐOÀN LÃNH ĐẠO TỈNH QUẢNG TRỊ DÂNG HƯƠNG, TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI DI TÍCH QUỐC GIA THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
HỌP BÀN PHƯƠNG ÁN TRÙNG TU TÔN TẠO DI TÍCH QUỐC GIA ĐÌNH LÀNG HÀ THƯỢNG
THÔNG BÁO DANH SÁCH THÍ SINH ĐẢM BẢO ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN