Trống đồng Trà Lộc được ông Hoàng Công Sơn phát hiện tại rú Cát, thôn Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng trong lúc rà tìm phế liệu vào tháng 3 năm 1998. Từ thông tin do nhân dân cung cấp, tháng 4 năm 1998, Bảo tàng Quảng Trị sau khi được sự giúp đỡ phối hợp của các ngành, các cấp chính quyền địa phương đã đưa chiếc trống này về lưu giữ tại Bảo tàng.
Trống đồng Trà Lộc mang số kiểm kê 1464/KL483, có kích thước: cao: 27cm; đường kính mặt: 33,5cm; đường kính chân: 41,5cm. Trống có hình dạng chân thon, đế choãi, tang phình, có 4 quai. Mặt trống được trang trí bởi những vòng tròn đồng tâm. Chính giữa mặt trống là một vòng tròn được trang trí hình sao 10 cánh; xen giữa những cánh sao là những họa tiết hoa văn chữ V xếp chồng, đầu chữ V quay ra ngoài. Vòng tròn tiếp theo trang trí hoa văn đường tròn tiếp tuyến. Vòng tròn thứ ba trang trí hình chim lạc. Tất cả có 4 con chim lạc tạo dáng bay theo chiều ngược kim đồng hồ. Vòng tròn thứ 4 trang trí hoa văn chấm dải. Vòng tròn thứ năm và thứ 7 trang trí dải răng cưa. Vòng tròn thứ 6 trang trí hoa văn đường tròn tiếp tuyến. Vòng tròn ngoài cùng trang trí hoa văn chấm dải. Phần tang trống, phía trên cùng có 2 vòng hoa văn trang trí kép bởi hoa văn chấm dải và hoa văn răng cưa; toàn bộ thiết diện tang là hình trang trí 4 chiếc thuyền; mỗi thuyền có 3 người đang chèo. Phần thân trống, phía dưới cùng (gần tiếp giáp với đế/chân trống) có 2 vòng hoa văn trang trí kép bởi hoa văn chấm dải và hoa văn răng cưa; toàn bộ thân trống được chia thành 8 khung dọc; ngăn cách giữa các khung là một dãi hoa văn đường tròn tiếp tuyến đôi; giữa mỗi khung là hình một con bò tạo theo tư thế đứng, có sừng, đuôi dài, u nổi cao, mắt to, cổ thỏng. Chính yếu tố này đã làm cho trống Trà Lộc mang đặc điểm “Điền” (TQ). Phần đế/chân trống để trơn.
Xung quanh tang trống có gắn 4 quai dạng quai kép, hình bán khuyên, trang trí hoa văn thừng tết.
Các nhà nghiên cứu khảo cổ khẳng định trống đồng Trà Lộc là trống đồng loại I theo cách phân loại của Heger; có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm.
CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ LỚN TẠI KHU DI TÍCH TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN
ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN TRUNG TÂM QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ BẢO TÀNG TỈNH LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 2022 – 2024
Đoàn viên, thanh niên tổ chức viếng, dâng hoa, dâng hương và lao động vệ sinh tại Nhà lưu niệm TBT Lê Duẩn
TRIỂN LÃM BẢN ĐỒ VÀ TRƯNG BÀY TƯ LIỆU VỚI CHỦ ĐỀ "TRƯỜNG SA, HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM - NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ".
HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2022
HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU DSVHPVT LỄ HỘI A RIÊU PING CỦA NGƯỜI TÀ ÔI TẠI QUẢNG TRỊ
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ BÃO SỐ 5 CỦA BQL DI TÍCH ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC
NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ NHẬN DIỆN CẤU TRÚC - KỸ THUẬT GIẾNG CỔ AN KHÊ (HẢI THÁI, GIO LINH)
Hoàn trả mặt bằng cho di tích quốc gia đặc biệt Địa đạo Mũi Si bị xâm phạm
Điều chỉnh phạm vi, quy mô, nội dung Lễ hội Thống nhất non sông và Khai trương du lịch biển đảo Quảng Trị-2021