Tượng Uma Dương Lệ được tìm thấy trên nền phế tích của khu thánh địa Chămpa tại làng Dương Lệ Đông, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, Quảng Trị năm 1985. Đến năm 1997, chuyển giao cho Bảo tàng tỉnh Quảng Trị cất giữ và phát huy tác dụng.
Tượng Uma Dương Lệ mang số kiểm kê 1302/Đ108. Ðây là một pho tượng tròn, được tạc ở tư thế nữ thần đang tọa trên bệ đài. Hai chân đặt chéo lên nhau, hai tay đặt trên hai bắp đùi trong thế thiền định. Toàn bộ có chiều cao 0,65m. Phần đầu đội một cái mũ rất lạ, ít gặp trên những tượng Chăm thường thấy. Nó không phải là cái kirita-mukuta tỉ mỷ và kiêu kỳ mà là một kiểu mũ chóp trơn, đơn giản, không kiểu cách, chỉ có hai đường viền làm cho mũ đỡ "trơ" chứ không nặng về mục đích trang trí: viền bờ mũ phía trước trán và đường gờ vắt ngang qua đỉnh từ bờ vai trái sang bờ vai phải. Hai đường viền cũng thật đơn giản ngoài ra hầu như không thấy một trang sức nào.
Nét mặt của pho tượng bầu bĩnh, cân đối, dịu dàng. Trán khá rộng. Ðôi tai dài được chạm tỷ mẫn lộ rõ những đường vành. Ðầu ngẩng cao, mặt hướng thẳng về trước. Ðôi mắt đăm chiêu như đang nghĩ ngợi điều gì đó xa xăm. Môi trên mỏng, môi dưới dày vừa phải, khóe miệng hở, tạo ra cảm giác như đang cười tươi tắn. Toàn bộ khuôn mặt toát lên vẻ thanh tú, nhẹ nhàng, duyên dáng.
Phần thân không có trang phục, ở tư thế lõa thể làm lộ rõ đôi vú căng tròn nhô hẳn ra phía trước, bắp đùi thon thả biểu lộ một sức sống tràn trề, một ấn tượng mạnh mẽ về nghệ thuật. Giáo sư Lương Ninh cho rằng: “Ðây có thể là pho tượng tròn vào loại đẹp nhất của nghệ thuật Chămpa” 1.
Pho tượng được tạc từ sa thạch, hạt mịn, màu nâu sẩm. Toàn bộ pho tượng toát lên vẽ tự nhiên, tươi mát, sống động, song rất thanh tú, trầm tĩnh và trí tuệ. Ðây là biểu tượng của thần Uma - vợ hay chính là hóa thân nữ của thần Siva còn có tên là Bhagavati - một vị thần được sùng kính ở Chămpa dưới tên Po Nagar hay Po Yan Inư Nagar (thần mẹ xứ sở).
Về niên đại và phong cách, các nhà nghiên cứu xếp pho tượng vào phong cách Trà Kiệu (cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X), một phong cách vào giai đoạn giữa trong tiến trình nghệ thuật Chămpa ở Quảng Trị.
BQL DI TÍCH QGĐB ĐÔI BỜ HIỀN LƯƠNG - BẾN HẢI HỔ TRỢ NHÂN DÂN KHÓ KHĂN DO LŨ LỤT
KHÁNH THÀNH VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG DI TÍCH CẤP TỈNH " KHU LƯU NIỆM THÀNH LẬP TRUNG ĐOÀN 6"
Hoạt động nhân kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sỷ tại Khu lưu niệm TBT Lê Duẩn.
HOẠT ĐỘNG TRẠI HÈ “ VUI KHỎE AN TOÀN - HỌC NGÀN ĐIỀU HAY”
LẬP HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH CẤP TỈNH “ ĐỊA ĐIỂM LƯU NIỆM TRẬN ĐỊA SÚNG PHÒNG KHÔNG THÔN PHƯƠNG NGẠN”
TRIỂN LÃM BẢN ĐỒ VÀ TRƯNG BÀY TƯ LIỆU VỚI CHỦ ĐỀ " TRƯỜNG SA, HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM - NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ".
KHẢO SÁT DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA LĂNG MỘ TRẦN ĐÌNH ÂN/LĂNG LÂU
Học tập, trải nghiệm tại bảo tàng. Phương pháp mới đưa lịch sử, địa lý địa phương vào trong học đường
Các bậc học trở lại học tập từ ngày 4/5/2020
Lãnh đạo UBND tỉnh, kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực cảng cá Nam Cửa Việt
Điểm tin hoạt động nổi bật của lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần (từ 30/3 – 5/4/2020)