THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ VÀ NHỮNG ĐỊA ĐIỂM LƯU NIỆM SỰ KIỆN 81 NGÀY ĐÊM NĂM 1972

Sau khi tỉnh Quảng Trị được giải phóng (1-5-1972), để thực hiện kế hoạch chiếm lại tỉnh Quảng Trị mà trước hết là thị xã Quảng Trị, quân đội Việt Nam Cộng hoà (VNCH) đã tổ chức một cuộc hành quân lấy tên là “Lam Sơn 72”, với dự định trong vòng từ cuối tháng 5-1972 đến giữa tháng 7-1972 sẽ cơ bản chiếm xong huyện Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong. Để thực hiện cuộc hành quân tái chiếm, quân đội VNCH đã huy động 4 sư đoàn thuộc lực lượng tổng dự bị quốc gia với lực lượng tương đương 17 trung đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo binh, 5 thiết đoàn và nhiều đơn vị không quân, pháo hạm của quân đội Mỹ hỗ trợ.

Để ngăn chặn và đánh bại cuộc hành quân này, lực lượng Quân Giải phóng đã huy động Trung đoàn 48, Sư đoàn 320; Sư đoàn 308; 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương Quảng Trị; sau đó có thêm Trung đoàn 95, Sư đoàn 325, Tiểu đoàn 8 của trung đoàn 64; lực lượng bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị… cùng các đơn vị xe tăng, pháo cao xạ và lực lượng du kích các xã thuộc 2 huyện Triệu Phong, Hải Lăng.

Cuộc chiến đấu chống phản kích, tái chiếm của lực lượng Quân Giải phóng với quân đội VNCH diễn trong vòng 81 ngày đêm, từ ngày 28-6-1972 đến ngày 16-9-1972, trên một địa bàn rộng lớn bao gồm huyện Hải Lăng, một phần huyện Triệu Phong và trên toàn thị xã Quảng Trị. Bắt đầu từ cuối tháng 7, tại các trận địa chốt thuộc các hướng vào thị xã Quảng Trị, các cuộc giành giật quyết liệt giữa Quân Giải phóng với quân đội VNCH diễn ra vô cùng ác liệt. Đặc biệt là ở các cứ điểm vùng ven, ngoại vi thị xã như: Long Hưng, Tri Bưu, La Vang, Long Quang, Bích La, Ngô Xá... các chiến sĩ Quân Giải phóng đã chiến đấu không mệt mõi trong một hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn và nguy hiểm. Đặc biệt từ đầu tháng 9-1972, chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt ở khu vực thị xã Quảng Trị và Thành cổ. Sự ác liệt của bom đạn, sự thương vong từ cả hai phía đã làm cho cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã và Thành cổ trở thành một chiến trường điển hình về sự khốc liệt của chiến tranh Việt Nam. Tinh thần chiến đấu ngoan cường và sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Quân Giải phóng đã dựng nên tượng đài về chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Cuộc chiến đấu chống phản kích tái chiếm bảo vệ thị xã Quảng Trị và Thành cổ trong 81 ngày đêm năm 1972 qua đi đã để lại nhiều địa điểm ghi dấu chứng tích chiến tranh ác liệt; đồng thời thể hiện tinh thần chiến đấu và sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Quân Giải phóng.

Với những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học tiêu biểu di tích “Thành cổ Quảng Trị và các địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972” được Thủ tướng chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013, gồm 7 địa điểm di tích thành phần:

1. Thành cổ Quảng Trị (Phường II, thị xã Quảng Trị)

2. Ngã ba và nhà thờ Long Hưng Long Hưng (xã Hải Phú, huyện Hải Lăng)

3. Nhà thờ Tri Bưu (Phường II, thị xã Quảng Trị)

4. Trường Bồ Đề (Phường III, thị xã Quảng Trị)

5. Bến sông Thạch Hãn (Bờ Nam (Phường II, thị xã Quảng Trị) có các công trình: Nhà tưởng niệm, Bến thả hoa, Quảng trường Giải Phóng, Tháp chuông Thành cổ; Bờ Bắc (Phường An Đôn, thị xã Quảng Trị) có các công trình: Đền tưởng niệm, Bến thả hoa, Tượng đài).

6. Chốt Long Quang (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong)

7. Chốt Ngô Xá Tây (xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong)

5. DI TÍCH BẾN SÔNG THẠCH HÃN

Bến sông Thạch Hãn nguyên là một bến sông của các chuyến đò ngang qua lại trên sông Thạch Hãn nối thị xã Quảng Trị bên bờ Nam với xóm làng vùng Triệu

7. DI TÍCH CHỐT NGÔ XÁ TÂY

Di tích Chốt Ngô Xá Tây nằm trên trục ĐT 581 (tỉnh lộ 68 cũ), thuộc thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; cách thành phố Đông Hà

6. DI TÍCH CHỐT LONG QUANG

Di tích Chốt Long Quang nằm trên trục huyện lộ ĐH 41 thuộc địa phận làng Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong; cách thành phố Đông Hà - trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị chừng 30km về

4. DI TÍCH TRƯỜNG BỒ ĐỀ

Di tích Trường Bồ Đề nằm bên trục đường Trần Hưng Đạo, thuộc địa phận phường III, thị xã Quảng Trị; cách thành phố Đông Hà - trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị chừng 15km về hướng đông nam,

3. DI TÍCH NHÀ THỜ TRI BƯU

Di tích Nhà thờ Tri Bưu nằm bên trục đường Trần Bình Trọng, thuộc địa phận phường II, thị xã Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà - trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị chừng 17km về hướng

2. DI TÍCH NGÃ BA VÀ NHÀ THỜ LONG HƯNG

Di tích Ngã ba Long Hưng và nhà thờ Long Hưng nằm bên trục quốc lộ 1A, thuộc địa phận làng Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, cách thành phố Đông Hà - trung

1. DI TÍCH THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

Di tích Thành cổ Quảng Trị nằm giữa lòng thị xã Quảng Trị; cách quốc lộ 1A gần 1km về phía đông bắc, cách thành phố Đông Hà - tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị hiện nay khoảng 14km