Cập nhật ngày: 10/11/2021 3:27:36 PM
Thực hiện kế hoạch năm 2021, Phòng Nghiên cứu - Trưng bày và Tuyên truyền tiến hành điều tra nghiên cứu về lễ hội Ariêu Ping của người Tà Ôi/ Pa Cô ở địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Đakrông nhằm chuẩn bị cho việc lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Ariêu Ping trình Bộ VH,TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Từ ngày 23 – 27-8-2021 thực hiện điều tra nghiên cứu tại địa bàn huyện Hướng Hóa gồm các xã: Lìa (gồm 2 xã A Túc và A Xing sáp nhập lại), A Dơi, Ba Tầng, đối với huyện Đakrông gồm các xã: Tà Rụt, A Ngo, A Bung, A Vao do tình hình dịch bệnh Covid 19 và thời tiết nên chưa thực hiện được.
Thông qua việc điều tra, khảo sát, nghiên cứu tổng thể về quá trình ra đời, tồn tại và lưu truyền qua nhiều thế hệ của lễ hội Ariêu Ping trong các làng/bản của người Tà Ôi trên địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Đakrông nhằm hướng đến các mục đích sau:
1.1. Sưu tầm, lưu giữ cơ bản và có hệ thống về lễ hội Ariêu Ping làm cơ sở để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong đời sống cộng đồng người Tà Ôi, phục vụ cho hoạt động du lịch cộng đồng về sau.
1.2. Xác định rõ địa phương nơi di sản văn hoá phi vật thể đang tồn tại; xác định chủ thể văn hóa (tên thường gọi của cộng đồng và thông tin về những người đại diện cho cộng đồng, nhóm người đó); xác định khả năng duy trì, nguy cơ, nguyên nhân mai một của di sản văn hóa phi vật thể; xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống cộng đồng hiện nay.
1.3. Sưu tầm tư liệu hồi cố, tư liệu thành văn; thu thập tư liệu thông qua việc quan sát lễ hội diễn ra tại các cộng đồng người Tà Ôi (mục đích, thành phần tham gia, không gian diễn xướng, sự tương đồng và khác biệt giữa các cộng đồng/nhóm...); lập thư mục tài liệu có liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Ariêu Ping(tài liệu xuất bản; tài liệu nghiên cứu được in trên các báo, tạp chí; tài liệu chép tay của các nghệ nhân; tư liệu khảo sát điền dã và tài liệu khác...).
Từ kết quả của đợt điều tra nghiên cứu lần này là cơ sở để triển khai những nội dung công việc tiếp theo của nhiệm vụ xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể lễ hội Ariêu Ping vào năm 2022 (bao gồm: tọa đàm khoa học, biên soạn nội dung lý lịch, lập các biểu mẫu thuộc hồ sơ, lập kế hoạch điền dã để thu thanh và ghi hình về lễ hội A riêu ping, thông qua Hội đồng Khoa học đơn vị, trình Sở VH, TT&DL...).
Nguyễn Thị Hà
CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ LỚN TẠI KHU DI TÍCH TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN
ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN TRUNG TÂM QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ BẢO TÀNG TỈNH LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 2022 – 2024
Đoàn viên, thanh niên tổ chức viếng, dâng hoa, dâng hương và lao động vệ sinh tại Nhà lưu niệm TBT Lê Duẩn
TRIỂN LÃM BẢN ĐỒ VÀ TRƯNG BÀY TƯ LIỆU VỚI CHỦ ĐỀ "TRƯỜNG SA, HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM - NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ".
HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2022
HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU DSVHPVT LỄ HỘI A RIÊU PING CỦA NGƯỜI TÀ ÔI TẠI QUẢNG TRỊ
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ BÃO SỐ 5 CỦA BQL DI TÍCH ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC
NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ NHẬN DIỆN CẤU TRÚC - KỸ THUẬT GIẾNG CỔ AN KHÊ (HẢI THÁI, GIO LINH)
Hoàn trả mặt bằng cho di tích quốc gia đặc biệt Địa đạo Mũi Si bị xâm phạm
Điều chỉnh phạm vi, quy mô, nội dung Lễ hội Thống nhất non sông và Khai trương du lịch biển đảo Quảng Trị-2021