Cập nhật ngày: 11/24/2021 8:32:45 AM
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là tài sản vô cùng quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong suốt bề dày lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc.
Nhận thức được tầm quan trọng của các di sản văn hóa Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trở thành lực lượng lãnh đạo đất nước, Đảng đã nhất quán chủ trương quan tâm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Đây là Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 hàng năm là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”.
Nhân kỷ niệm 76 năm (23/11/1945 – 23/11/2021) ngày di sản văn hóa Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa tỉnh Quảng Trị, phối hợp với Trung tâm quản lý Di tích và Bảo tàng, Trung tâm Văn hóa Điện ảnh, tổ chức chương trình tọa đàm kỷ niệm và vinh danh Nghệ thuật Bài Chòi.
Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2018. Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân gian ở 9 tỉnh miền trung, từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, đã bám rễ ăn sâu vào tâm hồn, không gian sống của người dân các địa phương nơi đây, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và góp phần tạo nên cốt cách của con người Trung Bộ: thẳng thắn, chân thành, giản dị, mạnh mẽ, lạc quan, mến khách. Các câu chuyện trong bài chòi thể hiện tình yêu quê hương đất nước, sự gắn kết cộng đồng và những bài học đạo đức, kinh nghiệm trong cuộc sống của người dân.
Bài & ảnh: Hồ Khánh Tâm
Bàn giao di tích quốc gia Địa điểm trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
TỌA ĐÀM KHOA HỌC “LỄ HỘI ARIÊU PIING CỦA NGƯỜI TÀ ÔI/PA CÔ Ở QUẢNG TRỊ”
KHẢO SÁT, THỰC HIỆN DẬP VĂN BIA, VĂN CHUÔNG HÁN - NÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
DI TÍCH ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC ĐÓN KHÁCH SAU MÙA DỊCH COVID -19
QUY ĐỊNH MỚI VỀ CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM PHÍ VÀ LỆ PHỊ THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ THEO NGHỊ QUYẾT 11/2022/NQ-HĐND NGÀY 15/4/2022
CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ LỚN TẠI KHU DI TÍCH TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN
ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN TRUNG TÂM QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ BẢO TÀNG TỈNH LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 2022 – 2024
Đoàn viên, thanh niên tổ chức viếng, dâng hoa, dâng hương và lao động vệ sinh tại Nhà lưu niệm TBT Lê Duẩn
TRIỂN LÃM BẢN ĐỒ VÀ TRƯNG BÀY TƯ LIỆU VỚI CHỦ ĐỀ "TRƯỜNG SA, HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM - NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ".
HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2022
HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM