Cập nhật ngày: 12/14/2022 7:57:47 PM
Thực hiện Quyết định số 294/QĐ-SVHTTDL ngày 04/11/2022 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022. Từ ngày 21/11/2022 đến ngày 10/12/2022, Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh đã thực hiện đợt kiểm kê, ghi danh di sản văn hoá truyền thống trên địa bàn của 5 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng.
Đối tượng kiểm kê, khảo sát là các di sản văn hoá truyền thống đang được bảo tồn, bao gồm:
Di sản văn hoá vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Cụ thể, như: đình, chùa, nhà thờ Thiên chúa giáo, nhà thờ các dòng họ, đền, miếu, lăng mộ cổ, giếng cổ, các văn bản, tài liệu chữ Hán Nôm cổ…
Di sản văn hoá phi vật thể, bao gồm: tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.
Quá trình thực hiện, đoàn nghiên cứu của Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh làm việc với chính quyền địa phương cấp xã mời các trưởng thôn, trưởng làng và những người am hiểu những vấn đề lịch sử - văn hoá của địa phương để tiến hành kiểm kê di sản văn hoá truyền thống. Sau khi kiểm kê sẽ tiến hành khảo sát và chọn những di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu đang được bảo tồn tốt, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng và địa phương thì sẽ lựa chọn đưa vào danh mục lập hồ sơ nghiên cứu phục vụ đầu tư, bảo tồn và phát triển.
Đây là đợt kiểm kê, khảo sát di sản văn hoá truyền thống trên đối tượng rộng và toàn bộ địa bàn các huyện nông thôn của tỉnh Quảng Trị. Kết quả của đợt kiểm kê, khảo sát là nhận diện tổng quan di sản văn hoá truyền thống của các huyện đồng bằng Quảng Trị; xây dựng danh mục kiểm kê di sản văn hoá truyền thống; đồng thời là cơ sở cho việc lập kế hoạch bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp các dân tộc gắn liền với phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Nguyễn Thị Thanh Bình
TRIỂN LÃM BẢN ĐỒ VÀ TRƯNG BÀY TƯ LIỆU CHỦ ĐỀ "TRƯỜNG SA, HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM - NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ"
HOẠT ĐỘNG “NHUỘM XANH CẦU HIỀN LƯƠNG” LẦN THỨ 2
ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG VIẾNG THĂM DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA KHẢO SÁT CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÀ BẢO VẬT QUỐC GIA
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT “THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ” MỞ CỬA PHỤC VỤ DU KHÁCH THAM QUAN, TRẢI NGHIỆM VÀO BAN ĐÊM
HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2023
HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN "MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023"
KIỂM KÊ, KHẢO SÁT DI SẢN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2022
Hoạt động sưu tầm hiện vật năm 2022
CÔNG ĐOÀN TRUNG TÂM QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ BẢO TÀNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THÀNH VIÊN, LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 2023- 2028.
KHAI MẠC TRƯNG BÀY VÀ TRÌNH DIỄN “LỄ MỪNG CƠM MỚI” CỦA ĐỒNG BÀO BRU – VÂN KIỀU Ở QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ